Futsal World Cup 2021, tuyển Việt Nam vs Nga: Đối đầu đội bóng số 4 thế giới
Trưa 6.2, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SIC giảm giá vàng miếng SJC thêm 2 lần ở chiều mua vào thêm 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với giá đầu giờ sáng lên 1,3 triệu đồng/lượng, xuống còn 86,9 triệu đồng/lượng. Ở chiều bán ra, Công ty SJC giảm thêm 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày là 1,1 triệu đồng/lượng, xuống còn 90,1 triệu đồng/lượng.Các đơn vị kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC xuống nhanh. Tập đoàn Doji giảm thêm 500.000 đồng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày lên 1 triệu đồng mỗi lượng, xuống 87,2 triệu đồng ở chiều mua vào. Trong khi đó, chiều bán ra của Tập đoàn Doji chỉ giảm 300.000 đồng/lượng, nâng mức giảm trong ngày lên 800.000 đồng/lượng, còn 90,4 triệu đồng. Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng giảm giá mua vào vàng miếng nhanh hơn so với bán ra, tương ứng ở mức 500.000 đồng và 300.000 đồng, xuống còn 87,2 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,4 triệu đồng… Lực bán vàng miếng SJC chốt lời trên thị trường khiến giá vàng sụt giảm nhanh. Trong khi kim loại quý trên thị trường thế giới vẫn xoay quanh mức giá 2.860 - 2.870 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC hiện cao hơn thế giới 2,7 - 3 triệu đồng/lượng. Dù vậy độ rủi ro về giá trên thị trường gia tăng. Chính vì giá mua giảm nhanh hơn giá bán dẫn đến chênh lệch gia tăng, giá bán cao hơn mua vào lên 3,2 triệu đồng/lượng thay vì 3 triệu đồng/lượng trước đó.Tương tự, giá vàng nhẫn trên thị trường cũng sụt giảm vào đầu chiều 6.2, bị "thổi bay" từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn còn 87,2 triệu đồng, bán ra 90,35 triệu đồng. Còn Công ty Phú Quý có giá bán ra rời khỏi mức 90 triệu đồng, xuống còn 89,8 triệu đồng, chiều mua vào còn 87,1 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá mua vàng nhẫn ở mức 87 triệu đồng, bán ra còn 90,4 triệu đồng. Công ty SJC mua vào với giá 86,9 triệu đồng, bán ra 89,9 - 90 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhẫn từ 2,7 - 3 triệu đồng/lượngNhững tấm lòng vàng 29.8.2022
Ru em bằng tiếng sóng thật sự là một bức tranh biển mà bạn có thể treo một góc phòng hay bàn làm việc. Giữa những ngày nắng ngộp thở này, nếu nhớ biển bạn có thể ngắm nhìn. Bởi nó đẹp một cách chỉn chu, chuẩn mực và tinh khôi với bố cục một bức tranh biển thật hoàn hảo: tia nắng đầu ngày, những con sóng nhuộm màu bình minh xô lên bãi cát có màu pha lê tuyệt đẹp. Mỗi khi ngắm nhìn nó, trong ta luôn ngập tràn một tình yêu cuộc sống, vì cuộc sống vốn dĩ đơn giản thế mà:
Loạn phòng khám nam khoa 'chui': Xử phạt hộ kinh doanh UCI International hơn 117 triệu đồng
Sau thành công của mùa 1, Chị đẹp đạp gió trở lại quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trải qua 10 tập phát sóng, dù vướng phải những tranh luận về âm nhạc, kết quả loại trừ… song không thể phủ nhận rằng show thực tế này cũng có những "điểm sáng" khi mang đến những màn trình diễn được đầu tư, tạo cơ hội để các nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, làm những điều mới mẻ cho sự nghiệp.Trong khi đó, nhà sản xuất Chị đẹp đạp gió cũng từng chia sẻ rằng: "Người ta chỉ dùng đến drama khi không có gì trong tay cả. Với những gì chúng tôi đang làm, với những nghệ sĩ đang tham gia, chúng tôi có nhiều điều tốt đẹp, nhiều điều hay để gửi đến khán giả chứ không cần đến drama". Từ thời điểm Chị đẹp đạp gió 2024 chuẩn bị lên sóng, đã có không ít đồn đoán về sự gắn kết giữa các nghệ sĩ tham gia chương trình. Trong đó, mối quan hệ giữa Minh Hằng và Tóc Tiên được quan tâm khi cả hai luôn được đặt lên bàn cân so sánh. Song khi chia sẻ với chúng tôi, Tóc Tiên khẳng định "không có sự đấu đá như mọi người kỳ vọng". Giọng ca 8X cho rằng khi làm việc trong tập thể, việc mâu thuẫn là điều không tránh khỏi song "chúng tôi biết nhường nhịn, lắng nghe nhau, cùng nhau tạo ra tiết mục hay gửi tới khán giả". Thực tế cho thấy trong suốt 10 tập phát sóng, dù có không ít tranh cãi về tiết mục, âm nhạc song sự gắn kết giữa các nghệ sĩ là không thể phủ nhận. Nhiều người nói vui Chị đẹp đạp gió như một show "chữa lành" khi hóa giải nhiều hiểu lầm.Trước khi đến với chương trình, mối quan hệ thầy trò giữa Thu Phương - Kiều Anh hay Mỹ Linh - Dương Hoàng Yến có nhiều khúc mắc. Song họ đã chọn chia sẻ, cởi mở với nhau trong show thực tế này và nhờ đó, mọi vấn đề được giải quyết. Chị đẹp đạp gió 2024 mang đến nhiều trải nghiệm hơn khi yêu cầu các nghệ sĩ trong thời gian ngắn phải chinh phục được các thử thách như biểu diễn cùng lưới khổng lồ, vũ đạo cùng giày ballet, xiếc tre kết hợp đu bay trên không, xiếc múa lửa và đu người trên không, bập bênh đu quay… Tất cả những thử thách này tạo cơ hội cho khán giả thấy được sự chịu chơi, bứt phá của các chị đẹp khi quyết định đến với show thực tế này.Nhìn chung, Chị đẹp đạp gió mùa 2 dù còn nhiều hạn chế song không thể phủ nhận sự nỗ lực của các nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. Nhiều khán giả cho rằng ê kíp sản xuất cần đầu tư hơn vào khâu kịch bản, cho thấy sự đa dạng trong âm nhạc… để chinh phục nhiều đối tượng khán giả hơn.
Dù vậy, khả năng tăng tốc của Xforce dừng ở mức "đủ xài", điều dễ hiểu với một cỗ máy có dung tích khiêm tốn. Bù lại, chiếc SUV này sở hữu nhiều chế độ lái, đặc biệt là tính năng "Wet Mode" dùng để di chuyển trên đường ướt, trơn trượt hay ngập cao, vốn khá phổ biến vào mùa mưa tại các quốc gia trong khu vực châu Á.
Khám phá chuỗi phở Việt có 'hương vị đích thực nhất' ở Trung Quốc
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.